Hệ thống trước đây của Apple không chỉ gây khó khăn cho lập trình viên, mà nó còn không hề tốt cho người dùng. Nếu một ứng dụng bị crash hay gặp lỗi nào đó, bạn có thể vào App Store và để lại lời than phiền của mình bên dưới ứng dụng. Điều này dễ hơn nhiều so với việc đi tìm thông tin liên lạc của nhà phát triển, nhất là khi nhiều nhà xuất bản ứng dụng không để lại địa chỉ email hay thông tin hỗ trợ trong phần mô tả trên App Store.
![]() |
Những phản ánh của khách hàng có thể giúp lập trình viên xác định các lỗi mới hoặc các lỗi cũ nhưng chưa được phát hiện ra. Tuy nhiên, lập trình viên không có cách nào để liên lạc với người dùng gặp lỗi để có thể hỏi đáp trực tiếp về trường hợp của họ từ đó có phương hướng giải quyết triệt để. Một số lập trình viên thậm chí còn thử áp dụng các mẹo để xác định khách hàng, ví dụ như dùng kỹ thuật đảo ngược UserID nhằm xác định email liên kết với tài khoản đó.
@Cocoanetics @siracusa Finally! I use to have to reverse engineer their UserID to determine email for comments a crash in our app that we were desperate to debug
— Tim Schallberger 🚴 (@tschallb) March 28, 2017
Thêm vào đó, việc thiếu hệ thống phản hồi lại các đánh giá cũng khiến lập trình viên không thể xây dựng được một "cộng đồng" xung quanh các ứng dụng của mình. Họ không thể trả lời các yêu cầu của người dùng về việc bổ sung tính năng, không thể bày tỏ suy nghĩ, hay nói về các kế hoạch của mình với ứng dụng. Nhà phát triển thậm chí cũng không nói được lời cảm ơn tới những người đã tin dùng sản phẩm của mình.
Bởi vậy, việc hệ thống mới của Apple cho phép lập trình viên chủ động phản hồi các vấn đề cần được khắc phục không chỉ giúp việc phát triển phần mềm tốt hơn, mà nó còn có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng (doanh thu) của một ứng dụng nào đó. Khi người dùng cảm thấy một ứng dụng nào đó hữu ích, còn nhà phát triển nó thì quan tâm tới sản phẩm, họ sẽ đánh giá, xếp hạng ứng dụng đó cao hơn. Ứng dụng, từ đó, sẽ có cơ hội tăng lượt tải về, và thứ hạng của nó trên App Store cũng theo đó mà tăng lên.
![]() |
Có gì mới cho lập trình viên?
Khi ra mắt hệ thống mới, Apple cung cấp một loạt các gợi ý về cách lập trình viên nên phản hồi các review của người dùng. Hãng giải thích rằng, tốt nhất nhà phát triển nên trả lời thắc mắc của người dùng kịp thời, rõ ràng, và ngắn gọn súc tích. Ngay cả khi nhiều lập trình viên trong cùng công ty cung cấp câu trả lời, thì phản hồi của các lập trình viên cần phản ánh được tinh thần chung của cả nhóm. Công ty cũng gợi ý rằng lập trình viên nên ưu tiên review của những người chấm điểm (xếp hạng) thấp cho ứng dụng, bởi nhiều khả năng đó sẽ là phản hồi về mặt yếu của ứng dụng mà lập trình viên cần khắc phục càng sớm càng tốt.
Phần review của người dùng sẽ xuất hiện trong iTunes Connect, một bảng điều khiển (dashboard) mà ở đó lập trình viên quản lý các ứng dụng họ cung cấp để tải về trên App Store. Một trang sẽ hiển thị các review, cho phép lập trình viên trả lời hay báo cáo chúng (ở mục App ->Acvitity -> Ratings and Reviews). Nhà phát triển cũng được cung cấp các bộ lọc để tìm các review từ người dùng ở các quốc gia khác nhau. Bộ lọc này có vẻ sẽ hữu ích cho việc lọc các review khi nhà phát triển ra mắt phiên bản mới của ứng dụng dành cho một quốc gia nào đó.
Phản hồi của lập trình viên có vẻ như cũng phải đi qua một tiến trình riêng trước khi đến được với người dùng, theo phát hiện của trang MacStories(bạn có thể thấy ở đoạn tweet bên dưới). Một số lập trình viên cho biết, họ nhìn thấy phản hồi của mình được đánh dấu là "đang treo" (Pending: Tạm dịch là 'chờ được duyệt').
" alt=""/>Những điều lập trình viên, người dùng cần biết về hệ thống tương tác mới trên App Store🤗 Confirmed: you can use emoji in your iTunes Review developer responses! What a time to be alive!!! pic.twitter.com/oXSD7HZAL1
— Panic Inc (@panic) March 27, 2017
Uber vừa tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Ba vừa rồi (21/3) để trao đổi về một số vấn đề đang tồn tại liên quan đến văn hóa tổ chức và tình hình tài chính. Buổi họp báo được bà Arianna Huffington, một thành viên của hội đồng chủ trì và có cả sự xuất hiện của bà Liane Hornsey, Giám đốc bộ phận nhân sự; bà Rachel Holt, Giám đốc tại Mỹ và Canana; bà Rachel Whetstone, Giám đốc bộ phận truyền thông. Uber cũng chia sẻ về ảnh hưởng của những tin tức xấu tới công việc kinh doanh của công ty năm 2017.
Uber cho biết mặc dù gặp “vô vàn khó khăn” trong 2 tháng vừa qua, công ty vẫn chứng kiến sự tăng trưởng trong 10 tuần đầu tiên năm 2017 cao hơn so với cùng kỳ năm 2016. Bà Holt cũng chia sẻ rằng Uber nhận được nhiều yêu cầu đặt xe tại Mỹ hơn trong tuần trước so với bất cứ tuần nào trước đây, và điều này khẳng định rằng người sử dụng Uber không bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu liên tiếp xuất hiện, liên quan đến văn hóa, scandal quấy rối tình dục hay phân biệt đối xử.
Điều này lại tạo cho Uber một “sự may mắn” vì công ty có khả năng tiến hành những thay đổi cần thiết mà vẫn “duy trì công việc kinh doanh tốt”, theo bà Holt. Bà Holt cũng mô tả các bước Uber tiến hành để cải thiện việc quản lý và hợp tác, đồng thời lưu ý rằng Uber “thiếu đầu tư cho trải nghiệm lái xe”, dẫn đến mối quan hệ với tài xế bị mài mòn.
" alt=""/>Uber: Càng tai tiếng lại càng lớn mạnhSau khi triển khai thí điểm tại 5 tỉnh thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tp.HCM, từ 1/6/2017, 13.000 cơ sở tiêm chủng tại 63 tỉnh, thành phố sẽ sử dụng Hệ thống do Viettel xây dựng để quản lý hoạt động tiêm chủng của người dân.
Hệ thống này sẽ giúp Ngành Y tế quản lý tiêm chủng trọn đời cho mọi người dân từ khi sinh ra theo mã số cá nhân (ID), từ đó tăng sức đề kháng, chống lại một số bệnh nguy hiểm, tránh dược những nguy cơ nhiễm bệnh, nguy cơ tàn tật nhờ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
![]() |
“Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia là đột phá của cả ngành Y tế”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. |
Người dân có thể theo dõi lịch tiêm chủng, tiền sử tiêm chủng của mình và các thành viên trong gia đình thông qua ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử. Thông qua hệ thống, người dân cũng có thể chủ động đăng ký lịch tiêm trực tuyến cũng như tìm kiếm cơ sở tiêm gần nhất. Các kiến thức về an toàn tiêm chủng cũng được Ngành Y tế cập nhật đầy đủ và thường xuyên trên hệ thống.
Hệ thống cũng loại bỏ hoàn toàn việc quản lý trên giấy từ đó tiết kiệm thời gian và giúp tiết kiệm 100 tỷ mỗi năm cho xã hội. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, việc áp dụng hệ thống sẽ giúp Hà Nội tiết kiệm được hơn 13.000 ngày công.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nói: “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia là đột phá của cả ngành Y tế bởi nó chuyển từ việc quản lý tiêm chủng, vắc xin trên giấy sang quản lý bằng phần mền tiện lợi và tiết kiệm hơn rất nhiều”.
![]() |
“Việt Nam nói chung đang phát triển và còn nhiều lĩnh vực hạn chế, nhưng tương lai của đất nước ở phía trước, nên dù rằng rất khó khăn ‘còn phải đội nón rách’ nhưng quyết tâm làm một cái gì, thậm chí có những việc mà theo các bạn tổ chức quốc tế nói với tôi là nhiều nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam rất nhiều cũng chưa làm được. Đây là một trong những ví dụ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. |
Đại diện cho đơn vị xây dựng, triển khai việc số hoá sổ quản lý tiêm chủng cho người dân, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia là một phần trong chiến lược đẩy mạnh triển khai các ứng dụng viễn thông và CNTT trong cuộc sống mà đó.
Sự kiện khai trương Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ngày hôm nay thêm một lần nữa khẳng định những bước tiến rất xa của ngành y tế trong việc đưa ứng dụng viễn thông và CNTT trong quản lý, điều hành và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ của người dân”.
Ông Trung cũng cho biết thêm, Viettel đang tiếp tục phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai các cấu phần còn lại của hoạt động y tế dự phòng, hoàn thiện các danh mục sản phẩm cho ngành y tế, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong hệ sinh thái tổng thể các ứng dụng quản lý cho cơ quan y tế các cấp: từ quản lý khám chữa bệnh, giám định BHYT, quản lý tiêm chủng, quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm,… cho tới các giải pháp hành chính công, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Thời gian tới Viettel sẽ tiếp tục nâng cấp, cải thiện và mở rộng về tính năng cũng như quy mô triển khai, hướng tới phục vụ người dân tốt hơn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu về y tế - dân số từ nay đến năm 2020.
Tham dự lễ khai trương Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, ông rất vui bởi: “Đây là điều tâm huyết của rất nhiều anh chị em cán bộ ngành y tế, đặc biệt anh em về y tế dự phòng”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói thêm: “Chúng ta biết rằng Việt Nam nói chung đang phát triển và còn nhiều lĩnh vực hạn chế, nhưng tương lai của đất nước ở phía trước, nên dù rằng rất khó khăn ‘còn phải đội nón rách’ nhưng quyết tâm làm một cái gì, thậm chí có những việc mà theo các bạn tổ chức quốc tế nói với tôi là nhiều nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam rất nhiều cũng chưa làm được. Đây là một trong những ví dụ”.
Thu Hương
" alt=""/>Bộ Y tế số hoá thành công sổ quản lý tiêm chủng